Biến dạng móng và loạn dưỡng móng, Các dấu hiệu bất thường ở móng tay (bệnh móng tay)
Trong đó, chứng loạn dưỡng móng với các biến dạng móng tay là một tình trạng rất thường gặp, là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh nhân.
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu về chứng loạn dưỡng móng
Loạn dưỡng móng là một khái niệm dùng để chỉ các bất thường về hình dạng xảy ra khi móng tay hoặc móng chân hình thành. Sự biến dạng này có thể là hậu quả từ nhiễm nấm, bệnh lý da liễu, hay do chấn thương. Các biến dạng móng có thể xảy ra ở đĩa móng, giường móng hoặc trên mạng lưới mạch máu dưới móng.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh loạn dưỡng móng – biến dạng móng
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do hai bệnh lý nhiễm trùng: vẩy nến hoặc bị nấm móng.
Ở móng bị nhiễm nấm, móng tay sẽ có màu sắc khác thương và có thể thay móng mới. Đối với bệnh vẩy nến, móng sẽ có các tổn thương màu nâu hoặc màu vàng tích tụ bên dưới, dẫn đến tình trạng dễ bị gãy hoặc bị tách đôi của móng.
Thông thường, nấm móng tay có thể xảy ra do độ ẩm và nhiệt độ cao của khu vực bàn chân / bàn tay nếu bệnh nhân có thói quen mang vớ, giày thường xuyên trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nấm sẽ xâm nhập tương đối nhanh vào các vết cắt nhỏ của da, đặc biệt là gần lớp biểu bì, gây ra biến dạng móng và loạn dưỡng móng.
Ngoài các nhiễm trùng, sự loạn dưỡng móng cũng có thể xảy ra khi móng giòn, dễ gãy. Đây là bệnh móng tay khá thường gặp ở phụ nữ, có liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, phơi nhiễm với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa dài ngày... Bên cạnh những yếu tố này, tình trạng móng giòn cũng có thể gây ra bởi các bệnh lý nghiêm trọng như cường giáp, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng...
Nhìn chung, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loạn dưỡng móng được tóm tắt như sau:
Chấn thương | Nhiễm nấm | Vẩy nến |
Thường là tình trạng bong / bật / dập móng tay / móng chân và gây ra các tổn thương nặng. Đối với trường hợp này, việc điều trị cần phải tập trung vào khắc phục các tổn thương của móng, sau đó mới tìm cách phục hồi lại tình trạng ban đầu của móng. | Lý do rất thường xuyên gây ra loạn dưỡng móng, khiến móng biến dạng, đổi màu, trở nên khá giòn và dễ gãy. | Bệnh lý da liễu có khả năng gây ra sự biến đổi bất thường ở móng do khu vực bên dưới giường móng phải chịu tổn thương. |
3. Các loại biến dạng móng thường gặp
Biến dạng móng do loạn dưỡng móng có thể dẫn đến nhiều sự biến đổi khác nhau về móng tay / móng chân, bao gồm những sự thay đổi sau:
3.1 Móng dạng gồ ghề
Thông thường, móng sẽ có bề mặt tương đối láng. Tuy nhiên, nếu như trên bề mặt móng gồ ghề khi sờ lên thì đây có khả năng là dấu hiệu sớm của bệnh vảy nến, bệnhviêm khớp hay chàm.
3.2 Móng lõm hình muỗng
Một móng khỏe mạnh thường sẽ có độ cong vòm hướng lên trên. Do đó, khi bề mặt móng bị lõm xuống, đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bịthiếu sắt. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy lúc này móng có dạng dẹt, lõm như cái muỗng.
3.3 Màu sắc móng nhợt nhạt
Thông thường, móng sẽ có màu hồng hào và đây là biểu thị cho cơ thể khỏe mạnh. Khi độ hồng hào của móng trở nên nhợt nhạt (một số bệnh nhân thậm chí bị tình trạng móng trắng), điều này có khả năng đến từ tình trạng thiếu máu hay các bệnh lý tim mạch, gan tụy...
3.4 Móng có màu vàng
Bên cạnh việc nhạt màu đi, móng chuyển sang sắc vàng sẽ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho bệnh nấm móng. Không chỉ thay đổi về màu sắc, móng bị nấm còn trở nên xù xì và dày móng.
Ngoài nấm móng, móng có màu vàng còn có thể có nguyên nhân từ bệnh đái tháo đường, vảy nến hoặc bệnh tuyến giáp. Hiếm có trường hợp móng vàng là dấu hiệu của bệnh lýung thư da.
3.5 Móng nham nhở và lởm chởm
Tình trạng này rất phổ biến ở người hay cắn móng tay. Móng tay lúc này sẽ phải liên tục chịu tổn thương và dẫn đến tình trạng móng lởm chởm. Ngoài yếu tố vật lý này, tình trạng móng nham nhở cũng có thể gây ra bởi bệnh nấm móng.
3.6 Móng xuất hiện sọc đen
Đây là dấu hiệu của sự tụ máu bên dưới móng xảy ra do các chấn thương. Bên cạnh đó, các sọc đen này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính mang tên melanoma –ung thư tế bào sắc tố. Sự tăng sinh của loại tế bào này có thể gây ra ung thư và sự biểu hiện thường xuyên của các sọc đen trên móng.
3.7 Các đốm trắng trên móng
Đây là tình trạng thường gặp và không phải là vấn đề nghiêm trọng, có thể do di truyền hoặc đôi khi là do chấn thương tại giường móng.
3.8 Sọc trắng ngang xuất hiện ở gốc móng
Ở phần gốc móng thường chỉ có một hình bán nguyệt màu trắng. Nếu như xuất hiện thêm nhiều các sọc ngang khác, đây được xem là dấu hiệu bất thường.
Hiện tượng này có thể xảy ra do các chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm và protein đang bị thiếu hụt trong cơ thể. Cùng với đó, dấu hiệu này cũng có thể đang cảnh báo bệnh thận hoặc bệnh gan.
Có thể nói, loạn dưỡng móng gây ra tình trạng biến dạng móng là phổ biến nhất, ngoài ra cũng có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác. Tuy nhiên, không phải mọi tình trạng móng biến dạng đều đến từ loạn dưỡng mà còn có thể do thiếu chất, thói quen cắn móng tay... Vì vậy, việc điều trị yêu cầu tập trung nhiều vào nguyên nhân gây biến dạng móng.
Nguồn : europharmas