English

Việt Nam

 

 

 

 

 

THƯƠNG HIỆU

Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân bị mắc nấm tổ đỉa, triệu chứng của bệnh tổ đỉa và cách điều trị

Tổ đỉa là bệnh lý trên da rất dễ gặp phải ở mọi lứa tuổi, giới tính. Dấu hiệu điển hình của loại bệnh này là những mụn nước nho gây ngứa xuất hiện trên bàn tay, bàn chân. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý này sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe người mắc.

Tóm tắt nội dung

    Bệnh tổ đỉa là gì?

    Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da rất nhiều người mắc phải. Bệnh lý này xuất hiện tập trung trên bàn tay, bàn chân và các ngón tay chân. Những mụn nước nhỏ sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi khô chúng sẽ bong tróc thành từng mảng gây mất thẩm mỹ trên da.

    Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm nhưng chúng sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng xấu cho người mắc bệnh. Đây là một bệnh lý rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, khi mắc bệnh này bạn cần đi gặp bác sĩ hoặc có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

    Tổ đỉa là bệnh không lây nhiễm. Người bệnh không cần phải cách ly khi mắc bệnh. Tuy nhiên, trong sinh hoạt và ăn uống cần chú ý hơn để ngăn chặn sự phát triển và tái phát của bệnh. 

    Tổ đỉa là bệnh viêm da nổi mụn nước

    Hình ảnh bệnh tổ đỉa

    Bệnh tổ đỉa là bệnh ngoài da, do đó, người bệnh hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở những giai đoạn và vị trí khác nhau, bệnh tổ đỉa sẽ có những hình ảnh khác biệt. Thông qua hình ảnh trực quan kết hợp với quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như một lộ trình điều trị phù hợp nhất.

    Qua hình ảnh, tổ đỉa có thể phân loại thành một số thể chính như sau:

    ●       Thể giản đơn: Xuất hiện các mụn nước màu trong, nằm sâu trong da, không gây ngứa quá nhiều.

    ●       Thể bọng nước: Là sự tiến triển nặng hơn của thể giản đơn. Các mụn nước li ti gộp lại thành bọng nước lớn, gây ngứa nghiêm trọng.

    ●       Thể nhiễm khuẩn: lúc này tổ đỉa đã bội nhiễm khiến các nốt mụn nước chứa mủ trở nên đục, dễ vỡ, người bệnh cảm thấy rất ngứa và khó chịu.

    Một số hình ảnh của bệnh tổ đỉa:

    Nguyên nhân bệnh tổ đỉa

    Tổ đỉa không phải là bệnh lý hiếm gặp. Hiện nay, người mắc phải bệnh lý này cũng khóa cao. Để có thể điều trị bệnh một cách dứt điểm, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây nên tổ đỉa trên da.

    Nguyên nhân di truyền

    Mặc dù không phải là bệnh lây nhiễm nhưng tổ đỉa lại có yếu tố di truyền. Theo nghiên cứu cho thấy rằng gần một nửa số người mắc bệnh tổ đỉa là do yếu tố di truyền. Với các gia đình có người mắc tổ đỉa thì thế hệ sau được sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.

    Bệnh tổ đỉa có thể do di truyền

    Vi khuẩn gây nên

    Một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm da chính là vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa có thể tồn tại trong bùn đất, nước bẩn hay trong môi trường thiếu vệ sinh. Những người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với đất bùn, chất thải, môi trường ô nhiễm sẽ rất dễ mắc bệnh tổ đỉa.

    Ngoài ra, trong các hóa chất sử dụng hàng ngày, bụi bẩn hay phấn hoa cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Những người khỏe mạnh khi tiếp xúc với những điều này cũng có thể khiến da bị kích ứng và trở thành môi trường phát triển của bệnh tổ đỉa.

    Do chính cơ địa của người bệnh

    Người mắc bệnh tổ đỉa có thể do chính cơ địa của bản thân. Đối với những người có sức khỏe yếu, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học có thể trở thành đối tượng bị nhiễm bệnh.

    Những người có tuyến mồ hôi tay chân hoạt động quá nhiều cũng có thể gây bệnh. Ngoài ra, các đối tượng bị các bệnh lý nền như viêm gan, viêm thận,... nếu không điều trị dứt điểm cũng có thể bị biến chứng gây nên bệnh tổ đỉa. 

    Bệnh tổ đỉa có thể mắc phải do cơ địa mỗi người

    Lạm dụng thuốc

    Việc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Trong số đó, người bệnh có thể bị mắc bệnh viêm da tổ đỉa. Bởi khi liều lượng thuốc quá nhiều sẽ phá vỡ đi hàng rào bảo vệ trên da. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển hình thành bệnh.

    Triệu chứng bệnh tổ đỉa

    Bệnh tổ đỉa khi xuất hiện trên da sẽ có rất nhiều dấu hiệu. Các dấu hiệu của bệnh sẽ phát triển theo từng chu kỳ. Thông thường, bệnh sẽ tiếp diễn theo từng đợt trong khoảng 3 đến 4 tuần. Người bệnh khi thấy các dấu hiệu này nên tiến hành điều trị kịp thời để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu của bệnh.

    Mụn nước mọc khắp tay và chân

    Dấu hiệu phổ biến và rõ ràng nhất khi bị viêm da tổ đỉa chính là sự xuất hiện của mụn nước. Mụn nước nhỏ sẽ mọc khắp lòng bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân. Khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy cứng. Chúng có thể mọc rời rạc hoặc chụm lại thành một cụm lớn. Khi vỡ ra, bạn sẽ thấy chất dịch trong chảy ra và cảm thấy đau rát.

    Mụn nước mọc khắp lòng bàn tay

    Mụn nước bị nhiễm khuẩn

    Trong nhiều trường hợp bị bệnh tổ đỉa, nghiêm trọng hơn xung quanh các vùng xuất hiện mụn nước sẽ chuyển sang màu đỏ. Chất dịch trong mụn nước sẽ đổi thành màu đục hơn. Thậm chỉ cơ thể có dấu hiệu sốt cao, nổi hạch ở vùng cổ.

    Ngứa ngáy, khó chịu

    Một dấu hiệu của bệnh tổ đỉa không thể bỏ qua khi mắc bệnh chính là tình trạng ngứa. Ngứa sẽ xuất hiện tại các vùng có mụn nước. Tình trạng này sẽ tiếp diễn mãi không thôi, càng gãi bạn sẽ càng cảm thấy ngứa. Khi gãi mất lớp da của bọng nước bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau rút, nóng rất khó chịu. Nếu bị nặng chúng sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.

    Gây mất thẩm mỹ trên da

    Sau khi bọng nước khô và xẹp xuống thì những vảy da màu trắng sẽ xuất hiện. Các lớp vảy này khi bong tróc sẽ tạo nên các triệu chứng bệnh tổ đỉa đặc trưng như xuất hiện những mảng sần màu trắng đục trên da. Chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. 

    Gây mất thẩm mỹ trên da

     

    Nguồn: europharmas